Trọng Tải Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Trọng Tải Và Tải Trọng Năm 2024

I. TRỌNG TẢI LÀ GÌ? 

Thuật ngữ “trọng tải” đã được Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải quy định cụ thể như sau:

  • Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định: Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
  • Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia gio thông đường bộ quy định: Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Ngoài ra, trọng tải (tên tiếng Anh Deadweight) là hiệu của tổng khối lượng tàu hàng đủ tải và khối lượng xác tàu. Hiệu số đó chính là khối lượng hàng hóa lớn nhất mà tàu có thể chở được theo thiết kế của nhà sản xuất.

Một cách tổng quát, có thể hiểu: 

  • Theo quy định và thông số kỹ thuật do nhà sản xuất công bố: trọng tải là tổng khối lượng hàng hóa tối đa cho phép mà phương tiện có thể vận chuyển. 
  • Các thông số kỹ thuật liên quan đến trọng tải được ghi nhận trên giấy đăng kiểm xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

Bên cạnh đó, các thông số về trọng tải xe được nhà sản xuất ghi rõ trong các loại giấy tờ và hướng dẫn sử dụng kèm theo xe. Trước khi vận hành, chủ xe và người lái xe cần nắm rõ thông số trọng tải để đảm bảo vận hành xe đúng quy định. 

II. TẢI TRỌNG LÀ GÌ

Tải trọng là tổng khối lượng người/ hàng hóa thực tế mà phương tiện đang chở/ vận chuyển. 

Tải trọng chỉ bao gồm khối lượng người/ hàng hóa trên xe mà không bao gồm tự trọng xe. 

Tải trọng được tính theo công thức: 

Tải trọng = (Khối lượng toàn bộ xe) – (Tự trọng của xe)

Thông số tải trọng giúp người lái xe xác định khối lượng người/ hàng hóa đang chở có nằm trong mức cho phép hay không. 

Trong một số trường hợp, mức tải trọng cho phép của phương tiện không đồng nhất với thông số trọng tải của chúng. Ví dụ, xe ô tô có trọng tải 6 tấn nhưng lưu thông trên con đường nhỏ chỉ cho phép tải trọng tối đa 4 tấn. 

Chính vì vậy, việc xác định thông số tải trọng là rất cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như tránh vi phạm quy định.

Thuật ngữ tải trọng còn được cảnh sát giao thông sử dụng nhiều khi kiểm tra các phương tiện lưu thông trên đường:

  • Dựa vào trọng tải xe và những quy định về tải trọng tối đa, cảnh sát giao thông xem xét xem phương tiện có vi phạm quy định an toàn giao thông liên quan đến vấn đề tải trọng hay không. 
  • Trạm cân được lắp đặt trên các quốc lộ chính để kịp thời xử lý những xe vượt quá tải trọng và xử phạt theo % vượt tải được tính theo công thức:

Phần trăm vượt tải (%) = (KL hàng quá tải) / (tải trọng tối đa) x 100%

Trong đó, khối lượng hàng hóa quá tải (KL hàng hóa tải) được tính theo công thức: Khối lượng hàng quá tải = (Khối lượng toàn bộ xe thực tế) – (tự trọng của xe) – (tải trọng tối đa cho phép).

Ví dụ cụ thể như sau: Xe tải có khối lượng 5 tấn, được phép chở hàng hóa nặng 7 tấn. Tuy nhiên, khi cảnh sát giao thông kiểm tra, khối lượng thực tế của cả xe và hàng là 15 tấn. Như vậy:

Khối lượng hàng hóa quá tải là: 15 – 5 – 7= 3 tấn

Phần trăm quá tải là: 3/7 x 100% = 42,85%

Như vậy, xe tải này đã vượt tải cho phép 42,85%Do đó, người lái xe và chủ phương tiện sẽ phải chịu mức xử phạt tương ứng với tỷ lệ phần trăm này. 

III. PHÂN BIỆT GIỮA TRỌNG TẢI VÀ TẢI TRỌNG

Thực tế, trọng tải và tải trọng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên có nhiều người vẫn sử dụng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Chúng tôi sẽ phân biệt hai thuật ngữ này ngay sau đây:

  • Trọng tải là thông số thể hiện khả năng chở hàng hóa tối đa của phương tiện theo quy định an toàn kỹ thuật của nhà sản xuất. Trọng tải của các loại phương tiện cơ giới đường bộ được thể hiện trong Giấy đăng kiểm dó Cục Đăng kiểm cấp. 
  • Trong khi đó, thông số tải trọng thể hiện khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang chở/ vận chuyển. Để tiện theo dõi, chúng tôi tổng hợp thành bảng so sánh sau đây:

Bảng tiêu chí đánh giá sự khác nhau giữa tải trọng và trọng tải:

Tiêu chíTrọng tảiTải trọng
Ứng dụngĐược sử dụng trong đăng ký, đăng kiểm.Được sử dụng để xác định các trường hợp vi phạm quy định về tải trọng tối đa.Được quan tâm trong kinh doanh, thương mại khi có nhu cầu cân hàng hóa hoặc tính cước vận chuyển,..
Khối lượng hàng hóaKhối lượng tối đa theo thiết kế của nhà sản xuất.Khối lượng thực tế mà phương tiện đang chở/vận chuyển.

IV. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TẢI TRỌNG XE TẢI

Xe tải là phương tiện vận tải phổ biến và hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hóa. Vấn đề quy định về tải trọng xe tải luôn được nhiều khách hàng và tài xế quan tâm.

1. Quy định về tổng tải trọng xe tải

Xe tải bao gồm các loại xe thân rời (ví dụ như sơ mi rơ mooc, container) và xe thân liền (xe tải thùng, xe ben,…) 

Tổng tải trọng của xe được quy định theo tổng số trục. 

Cụ thể như sau:

Quy định tải trọng của các loại xe tải
Tổng số trụcXe thân rờiXe thân liền
2 ≤ 16 tấn
3≤ 26 tấn24 tấn
4≤ 34 tấn 30 tấn
5≤ 40 tấn34 tấn

2. Mức phạt khi tải trọng xe vượt quá mức cho phép

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tùy vào tỷ lệ phần trăm vượt tải thì người điều khiển và chủ phương tiện sẽ phải chịu những mức phạt tương ứng. 

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 

Chi tiết các mức xử phạt như sau:

Hành vi vi phạmMức xử phạt
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏngPhạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

V. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TẢI TRỌNG XE NÂNG HÀNG

Tải trọng là một trong những thông số quan trọng, cần đặc biệt quan tâm khi sử dụng xe nâng. 

Người điều khiển xe nâng hàng cần tính toán chi tiết trọng tải trọng và tâm tải trọng xe nâng để lựa chọn được chiếc xe phù hợp cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

Tải trọng xe nâng có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau, đa số dựa vào tâm tải trọng – khoảng cách ngang từ mặt đứng của càng nâng đến trọng tâm của tải. 

Có 3 cách thông dụng bao gồm: Tính tải trọng nâng theo trọng tâm hàng hóa và theo biểu đồ trọng tâm xe nâng.

Để giảm thiểu tai nạn cũng như hạn chế rủi ro liên quan đến tải trọng xe nâng hàng. Quý khách hàng nên chú ý những vấn đề sau đây:

  • Chọn mua xe nâng có trọng tải lớn hơn khối lượng hàng hóa cần nâng.
  • Xác định trọng tâm của tải, trọng hàng hóa cần nâng hạ, trọng tâm tải càng xa thì khả năng nâng càng thấp. Nhưng nếu quá gần sẽ khiến xe nghiêng về phía trước, thậm chí lật xe.
  • Không nâng hạ hàng hóa vượt quá trọng tải thiết kế của nhà sản xuất, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc an toàn xe nâng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIÁ TỐT NHẤT TẠI ĐÂY!